Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Những cách làm đẹp nguy hiểm trong lịch sử (Phần 1)

Bài viết này dựa trên bài “The Most Dangerous Beauty Through the Ages” của Cheryl Wischhover, New York Magazine, ngày 17 tháng 12 năm 2013.

Những phương pháp làm đẹp như trộn chì hay thủy ngân vào mỹ phẩm thì khá quen thuộc rồi, nhưng bài viết của nàng Cheryl này còn có những thông tin kỳ lạ hơn, ví dụ như trộn chất phóng xạ vào kem dưỡng da, hay dùng kim khâu đâm vào mắt để nối lông mi. Mình thấy thú vị nên post mọi người xem chơi. Ngoài bản gốc, mình bổ sung một số thông tin và hình ảnh để bài viết rõ hơn ^^

Phần 1: Mỹ phẩm chứa chì, thạch tín, thuốc nhỏ mắt từ cây cà dược, chất phóng xạ trong mọi thứ
Phần 2: Mỹ phẩm chứa thủy ngân, triệt lông bằng X quang, dưỡng tóc bằng mỡ heo, dùng kim khâu đâm vào mắt để nối mi, và cảnh báo về mỹ phẩm hiện đại. (link)
------------------------------

Mỹ phẩm chứa chì
Chì được dùng trong thành phần mỹ phẩm từ rất lâu rồi, thậm chí đến tận ngày nay vẫn còn. (ĐGLĐ: theo mình đọc các tài liệu thì từ thời cổ đại, khoảng 4000 năm trước công nguyên, phụ nữ Ai Cập đã biết trộn chì và đồng để trét lên mặt). Vào thế kỷ 18, phụ nữ pha chì và giấm để tạo thành “hỗn hợp bạch diện” và thoa hỗn hợp này lên mặt để có gương mặt trắng bệt như sứ cực kỳ hợp mốt lúc bấy giờ. (ĐGLĐ: mốt này chỉ có tầng lớp quý tộc mới chơi nổi đó nha). Thời này chưa có kem chống nắng và nhiều người bị bệnh đậu mùa, nên da mặt của phụ nữ thường không đẹp. “Hỗn hợp bạch diện” ngoài làm trắng còn giúp che khuyết điểm, tạo làn da mịn màng, nên tất nhiên là được ưa chuộng. Sau này thì có những hãng mỹ phẩm (ví dụ như “Bloom of Ninon”) bán “hỗn hợp bạch diện” pha sẵn để các chị em có thể mua dùng chứ không cần tự pha.
Nữ hoàng Elizabeth I với làn da trắng sứ "chuẩn"

(ĐGLĐ: Đây là đoạn quảng cáo của hãng “Bloom of Ninon” trên báo The Times, ngày 20 tháng 6 năm 1805. 



Dịch: CẢNH GIỚI TINH TẾ của làn da. – Sản phẩm vô đối BLOOM của NINON DE L’ENCLOS, thượng đẳng hơn bất cứ thứ gì từng được khám phá, cho làn da mềm mại, mịn màng, và tuyệt mỹ. Tác dụng kỳ diệu của nó loại bỏ tàng nhang, sẹo mụn, vân vân. Hiệu quả của nó từ lâu đã được tin dùng bởi những quý bà thanh lịch nhất vương quốc này. Nó được dùng trên cánh tay và bàn tay, tạo nên một làn da tinh tế và trắng bóc, thượng đẳng hơn hẳn những sản phẩm cùng loại. Phân phối độc quyền bởi Mr. Golding, 42, Cornhill; Mr. Overton, 47, Bond-street; Mr. Wright, Wade’s Passage, Bath; and Miss Grigson, Liverpool; dạng chai, giá 4s cho một chai.)

Những người dùng mỹ phẩm chứa chì chính là dần dần tự đầu độc mình và còn gánh chịu những tác dụng phụ như tóc bạc, da khô, đau bụng dữ dội, và táo bón. Đẹp quá ha!

(ĐGLĐ: Mặc dù nhiều người cho là mỹ phẩm chì đầu độc người ta đến chết, nhưng mình không thấy thuyết phục lắm. Tác dụng phụ nghiêm trọng thì mình đồng ý, chứ chết sớm thì chưa thấy. Nữ hoàng Elizabeth I sống thọ 70 tuổi, bà Ninon de L’enclos cũng sống đến 85 tuổi cơ (Bà Louisa Pigout, chủ của hãng mỹ phẩm vô đối Bloom, nói là Bloom được sản xuất theo công thức của bà Ninon, chứ bà Ninon không phải chủ tiệm nha. FYI: bà Ninon làm nghề sáng tác nghệ thuật kiêm gái điếm cao cấp))
Bà Ninon de L’enclos

Mỹ phẩm chứa thạch tín
Sau khi người ta nhận ra mỹ phẩm chì có nhiều tác hại, người ta chuyển qua uống thạch tín để có làn da trắng thần tiên. Thạch tín phá hủy tế bào hồng cầu,  tạo nên làn da trắng nhợt, sau cùng khi mất quá nhiều hồng cầu thì người ta ngủm. Lúc đầu thì phụ nữ phải tự chiết xuất thạch tín từ flypaper (ĐGLĐ: Flypaper là miếng giấy có tẩm keo dính và thạch tín để bắt ruồi. Căn bản là ruồi đậu lên miếng giấy có keo nên bị dính lại, không bay đi được, sau đó nó bị ngấm thạch tín + không có đồ ăn nên chết). Sau này thì các doanh nghiệp cũng vào cuộc, tiêu biểu là “Thuốc viên thạch tín cải tiến không độc hại của bác sĩ McKenzie”. Ngoài cái chết thì thạch tín cũng có tác dụng phụ làm người ta bị hói. Nếu như ngưng uống đột ngột thì làn da sẽ trở nên siêu tởm, nên buộc các chị em đã dùng là phải theo tới cùng. Thạch tín được dùng đến tận thế kỷ 20. (ĐGLĐ: cụ thể hơn là đến khoảng 1920s đó)

(ĐGLĐ: Đây là đoạn quảng cáo của thuốc “Bác sĩ McKenzie” trên báo The Penny Illustrated Paper and Illustrated Times (London), ngày 7 tháng 3 năm 1896. 



Dịch: Bí mật: MỘT HỘP thuốc viên thạch tín cải tiến không độc hại của bác sĩ McKenzie sẽ cho bạn làn da đáng yêu mà bạn hằng mơ tưởng, sạch sẽ, tươi tắn, không tì vết, tàn nhang, mụn. Giao hàng miễn phí cho hộp giá 4s 5d; nửa hộp 2s 9d – S. HARVEY, 5, Denman St., London Bridge, S. E. Dùng xà phòng thạch tín của bác sĩ McKenzie giá 1s cho 1 bánh xà phòng; No.2, không hương liệu, giá 6d cho 1 bánh. Được sản xuất từ những Thành Phần Tinh Khiết nhất và Tuyệt Đối Không Độc Hại. CẨN THẬN VỚI HÀNG GIẢ. Mua hàng chính hãng của bác sĩ McKenzie hoặc đừng mua gì cả.)

(*Dành cho những bạn thắc mắc về giá tiền:
Đơn vị tiền tệ của Anh ngày xưa là pounds, shillings, và pence/pennies (ký hiệu: £ s d). 1 penny = 1/12 shilling (ký hiệu d là viết tắt của duodecimal). 1 shilling = 1/20 pound. Như vậy một hộp thuốc thạch tín hiệu McKenzie giá 4s 5d nghĩa là 4 shillings 5 pence = 4x12+5 = 65 pence.)

Thuốc nhỏ mắt cà dược
Phụ nữ Ý gọi cây cà dược là “belladonna” (ĐGLĐ: nghĩa là mỹ nhân). Họ dùng cây cà dược làm thuốc nhỏ mắt làm giãn tròng mắt, để tạo nên đôi mắt hấp dẫn, long lanh kiểu như nhân vật hoạt hình anime. Nó có thể gây biến dạng thị giác, nhạy cảm với ánh sáng, và nếu dùng liên tục thì có thể gây chết người khá nhanh chóng.
Đoạn quảng cáo cho thuốc nhỏ mắt cà dược của hãng Gilpin, Langdon & Company (Baltimore, Maryland), năm 1890. (ĐGLĐ: đọc không ra chữ, không dịch -.-)




Chất phóng xạ trong mọi thứ 
Hãy quên những viên kim cương làm làn da bạn rạng rỡ (radiant). Chơi hẳn chất phóng xạ (radiation) luôn đi! Thiên hạ phát cuồng lên khi nhà Curies khám phá ra chất phóng xạ vào đầu thế kỷ 20 (ĐGLĐ: vợ chồng Marie và Pierre Curie phát hiện chất phóng xạ năm 1898), và dùng nó trong nhiều loại kem dưỡng da. “Khi thoa lên vùng da lão hóa nhăn nheo, các thành phần phóng xạ ngay lập tức tác động lên các mô và dây thần kinh. Một nguồn năng lượng tràn vào da, và chẳng bao lâu sau, các nếp nhăn biến mất” – đây là đoạn quảng cáo kem chống lão hóa Chin Strap của hãng Radior năm 1915.

Poster của hãng Radior

(ĐGLĐ: Radior là một công ty ở Anh. Ngoài kem chống lão hóa, họ còn sản xuất đủ các thể loại kem đêm, son, phấn nén, kem dưỡng tóc, xà phòng, … chứa thành phần phóng xạ. Ở Pháp thời bấy giờ có Tho-Radia cũng là hãng mỹ phẩm tương tự. Kem giá 15 francs cho lọ 155 gram; xà phòng giá 3 francs cho bánh 100 gram; phấn giá 12 francs cho hộp 50 gram; kem đánh răng 6 francs một ống. Quảng cáo của Tho-Radia: “Kích thích sức sống của tế bào, kích hoạt lưu thông, săn chắc da, loại bỏ chất béo, ngăn lỗ chân lông mở rộng, chữa mụn nhọt, mẩn đỏ, sắc tố, bảo vệ da khỏi tác hại từ các yếu tố bên ngoài, chống lão hóa và giúp loại bỏ các nếp nhăn, giữ làn da tươi trẻ”. 


Poster của hãng Tho-Radia

Mỹ phẩm phóng xạ rất đắt tiền vì nó là phương pháp làm đẹp “ứng dụng khoa học tân tiến”, và được bán đến tận khoảng 1960s. Chất phóng xạ thời đó siêu hot luôn, không chỉ mỹ phẩm mà chocolate, nước uống, thức ăn gia cầm, đồng hồ, đều chứa chất phóng xạ. Những người dùng chất này sau vài năm có dấu hiệu đau khớp, nhũn răng, và chết trong đau đớn.)
------------------------------

Phần 2 gồm: mỹ phẩm thủy ngân, triệt lông bằng X quang, dưỡng tóc bằng mỡ heo, dùng kim khâu đâm vào mắt để nối mi, và cảnh báo về mỹ phẩm hiện đại.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Làm đẹp từ trong (*) ra ngoài với mật ong Manuka

(*) Hiệu quả khi mật ong thẩm thấu qua tiêu hóa. Nếu bạn muốn chữa bệnh “xấu tính”, hãy thử cách khác.

Mật ong Manuka, thứ mà giới y học ưu ái gọi với cái tên “điều kỳ diệu của thiên nhiên” (wonder of nature), là một trong những bí quyết 
làm đẹp và tăng cường sức đề kháng hiện giờ mình đang dùng. Lịch học và làm việc của mình khá căng, ăn uống không điều độ, nhưng từ lúc dùng Manuka đến giờ mình chưa bệnh lặt vặt bao giờ. Ngoài ra, mình thấy mụn mau lành hơn và da mặt đỡ khô hơn. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu đôi nét về mật ong Manuka và chia sẻ cách sử dụng nó.

1. Mật ong manuka là gì?



Loại mật ong này được sản xuất bởi những con ong hút mật từ cây Manuka ở New Zealand. Vì vậy, mật ong Manuka là sản phẩm độc đáo của New Zealand và là một trong những loại mật ong mắc tiền nhất thế giới

2. Công dụng:

  • Thần dược chữa bệnh (ung thư, nhiễm khuẩn, loét dạ dày, viêm xoang, đầy hơi, béo phì,…). Mình không phải là bác sĩ, cũng chưa bị ung thư nên không phán nhiều mấy chuyện này. 
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Nhanh chóng đẩy lùi đau họng, cảm nhẹ: khi bị đau họng, cách 2-3 tiếng bạn ngậm 1 muỗng nhỏ mật ong Manuka, sau khoảng 1 ngày sẽ thấy khỏe lại do mật ong có tính kháng khuẩn. 
  • Thoa trực tiếp lên vết thương rồi băng lại, hoặc vết sẹo, mụn và vết thâm mụn, kiên trì sau một thời gian da sẽ lành hẳn do mật ong có tính làm lành da. 


3. Cách đọc và hiểu chỉ số in trên nhãn: 
  • Công dụng của mật ong Manuka tóm gọn lại là kháng khuẩn và làm lành (anti-bacterial and healing).Trên mỗi lọ mật ong đều có chỉ số hoạt động. Nói một cách đơn giản là số càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả (tiêu diệt nhiều vi khuẩn, làm lành nhanh hơn). 
  • Hiện tại có 3 hệ đo chỉ số hoạt động: ActiveMGO và UMF. 3 hệ này khó mà so sánh chính xác được, nhưng nhắm chừng: Active 5+ = MGO 30, UMF 10 = MGO 100, UMF 200 = MGO 400. Những chuyển đổi này khá phức tạp, bạn nên nhờ chuyên viên tư vấn khi mua hàng. Trong bài viết này mình sử dụng chỉ số Active
  • Tuy nhiên, chỉ số càng cao thì giá cũng càng cao, nên mình nghĩ bạn nên chọn loại phù hợp với nhu cầu, chứ không chỉ lấy loại cao nhất.

Bao bì lọ Active 6+ mình đang dùng

Sau đây là những điều mà người bán hàng thường không nói với bạn: (mình dùng hệ Active) 
  • Nếu như chỉ số hoạt động dưới 10+ thì không thích hợp dùng để chữa trị, vì khả năng kháng khuẩn không đủ mạnh để tiêu diệt hết vi khuẩn. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơn mật ong thông thường.
  • Mình không có nhu cầu chữa trị gì nên đang dùng 6+ với mục đích tăng cường sức đề kháng và đẹp da.
  • Nếu dùng mật ong Manuka để chữa mụn và thâm mụn, bạn nên chọn loại khoảng từ 12+ đến 18+. Tất nhiên là chỉ số càng cao càng tốt, nhưng cũng nên cân bằng giá tiền.
Lọ Active 15+ của hãng New Zeal Health

  • Chỉ số hoạt động của mật ong Manuka trong tự nhiên chỉ đến khoảng 22+. Tuy nhiên nhiều hãng tung ra thị trường những lọ Manuka có chỉ số cao hơn, ví dụ như 50+. Đây là sản phẩm của công nghệ tách ghép, người ta tách thành phần hoạt động của lọ này và ghép vào lọ kia để tăng chỉ số lên. Thành phẩm vẫn là mật ong Manuka tự nhiên chứ không pha trộn hóa chất nhé. Tuy nhiên một số khách hàng vẫn không thích sự can thiệp nhân tạo vào thành phần mật ong.
  • Nếu bạn muốn chữa những vết sẹo to và phức tạp, dùng gel ốc sên hoặc tinh dầu argan sẽ hiệu quả hơn mật ong Manuka.

4. Cách dùng: 
  • Hướng dẫn trên lọ của mình: mỗi ngày 3 muỗng (teaspoon), tốt nhất là trước bữa ăn 1 tiếng, nếu không thì trong bữa ăn cũng được; có thể dùng ngoài da.
  • Bạn biết lời khuyên mỗi buổi sáng thức dậy uống ngay 1 ly nước ấm để thanh lọc cơ thể không? Mình cũng làm vậy, trộn thêm 1 muỗng Manuka vào. 
  • Lọ 250gr nhỏ và nhẹ nên tiện mang theo trong túi. Trong ngày mình ngậm trực tiếp một muỗng, hoặc phết bánh mỳ, hoặc pha với trà/cà phê. Khác với mật ong thông thường, hoạt chất của Manuka không bị phân hủy trong nước nóng. 

  • Cuối tuần mình đắp mặt nạ mật ong pha sữa tươi 
  • Thoa trực tiếp lên nốt mụn 

5. Giá tham khảo: 

Theo mình biết hiện giờ ở VN chỉ có hàng xách tay (ví dụ trên diễn đàn lamcheme, webtretho) chứ chưa có nhà phân phối chính thức của mật ong Manuka. Mình đưa bảng giá của hiệu Pure Gold mà mình đang dùng để các bạn tham khảo. (Chỉ cần là hàng thật thì hiệu nào cũng tốt cả, chỗ mình ở có cửa hàng bán hiệu này nên mình tiện mua thôi.) Mật ong Manuka có nhiều định dạng lọ to nhỏ 250gr/500gr/1000gr. Mình đưa ví dụ lọ nhỏ 250gr (dùng được khoảng 2-3 tháng):


Chỉ số hoạt động (hệ Active)
Giá lọ 250 gr (Euro)
6+
9.49
12+
15.49
18+
23.99
22+
27.99
25+
31.99

Lọ Active 12+ của hãng Pure Gold

6. Đặc điểm mật ong Manuka 
  • Màu nâu đậm, đặc sánh, khi nghiêng muỗng sẽ không chảy xuống ngay
  • Nhiều người nhận xét nó có mùi vị hăng hăng, khác mật ong bình thường. Nhưng mình không thấy vậy, mình chỉ thấy nó ngọt hơn mật ong bình thường thôi.
  • Khi ăn trực tiếp không có dư vị chua nhẹ như mật ong thường.
  • Sản phẩm của New Zealand.
  • Trên bao bì luôn có chỉ số hoạt động, hệ Active, MGO hoặc UMF



7. Mật ong Manuka VS Mật ong “bình thường”:
Mật ong bình thường ở đây là những lọ giá vừa phải, có thể dễ dàng mua được trong các siêu thị, loại mà hầu như nhà nào cũng có í. Mật ong thường thì ổn đấy, nhưng mật ong Manuka xịn hơn ở điểm nào?

  • Đây là loại mật ong được giới y học công nhận có khả năng chữa bệnh và hiện được dùng trong một số bệnh viện. Nghĩa là Manuka có tác dụng y tế, chứ không dừng lại ở mức "mẹo vặt tại nhà" như mật ong thường
  • Mật ong thường cũng có khả năng chữa lành vết thương và mụn, nhưng khả năng này có thể bị phân hủy bởi dịch/mủ từ vết thương/mụn. Ngoài ra, hàm lượng đườngđộ ẩm của mật ong thường lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy hiệu quả khi dùng mật ong thường hơi bị “hên xui”; trong khi mật ong Manuka có sức mạnh ổn định hơn (tiêu diệt vi khuẩn, không bị phân hủy bởi dịch/mủ/enzymes từ cơ thể người, không tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi).
  • Mật ong Manuka không bị phân hủy bởi ánh sáng và nhiệt độ cao, vẫn hiệu quả khi pha loãng 50 lần. Vì vậy mình có thể pha Manuka vào nước nóng, trà hoặc cà phê (mật ong bình thường bị phân hủy ở nhiệt độ cao, nếu dùng bạn chỉ nên pha vào nước ấm nhé)
  • Mật ong Manuka có khả năng thẩm thấu vào những tầng sâu hơn của da so với mật ong thường.

Tóm lại, mình khuyến khích mật ong Manuka cho những bạn muốn nâng thói quen làm đẹp của bản thân lên 1 tầm chuyên nghiệp hơn.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Review: Sữa rửa mặt Guerlain ‘Secret de Pureté’ Cleansing Milk

Cho đến bây giờ thì Estée Lauder 'Nutritious' Purifying 2-in-1 Foam Cleanser vẫn là SRM mà mình yêu thích nhất (Review chi tiết tại ĐÂY ). Nhưng do hoàn cảnh éo le là em nó đã bị discontinued ở thị trường USA nên mình ko mua đc nữa. Theo mình biết thì thị trường châu Á vẫn bán bình thường, nhưng mình lười nhờ người mua rồi gửi cho mình, nên mình quyết định nhân dịp này thử 1 loại SRM mới luôn.

Dòng ‘Secret de Pureté’ của Guerlain có đến 4 loại SRM: Cleansing Cream, Cleansing Milk, Cleansing Radiance Gel, Cleansing Foaming Cream. Căn bản đều là
chiết xuất hoa sen, định dạng và chức năng khác nhau chút xíu xiu. Mình cũng ko biết cái nào tốt hơn cái nào, đơn giản là cửa hàng ở chỗ mình chỉ bán đúng loại Milk, mình thấy reviews trên mạng về cái Milk cũng tốt nên mua luôn. Tại thời điểm viết bài, mình đã dùng em nó được hơn 2 tháng.



Giới thiệu của Guerlain: 
  • Thanh tẩy và làm da rạng rỡ
  • Đặc biệt thích hợp cho da khô
  • Tẩy sạch lớp trang điểm (kể cả công thức waterproof) chỉ trong 1 nhát chùi (one swift movement)
Cách sử dụng:
  • Theo hướng dẫn của Guerlain: Massage lên mặt và cổ, rửa lại với nước ấm hoặc chùi bằng khăn giấy mềm. 
  • "Làm sạch lớp trang điểm trong 1 nhát chùi"? Biggest joke ever! Tiêu chí đầu tiên trong việc chọn SRM của mình đó là tính năng tẩy lớp trang điểm vì mình trang điểm khá thường xuyên. Mình luôn tẩy trang trước rồi mới dùng SRM để làm sạch lần nữa (xem chi tiết về cách mình tẩy trang tại ĐÂY). Mình đã đánh vật với em nó suốt 1 tháng đầu, không làm sao rửa sạch mặt được
  • Sau khi thử rất nhiều cách khác nhau thì đây là cách duy nhất để mình có 1 gương mặt sạch: Tẩy trang, sau đó lấy ra tay 2 bơm (2 pumps) SRM, massage thật kỹ khắp mặt và cổ, rửa lại bằng một lượng nước đủ cho cả hộ gia đình tắm trong 1 tuần, lấy thêm 1 bơm nữa, massage khắp mặt và cổ, rửa lại với nước.
  • Lượng SRM của 1 lần bơm:

Công dụng: +/-

  • Rất nhiều reviews trên mạng khen SRM này về khả năng tẩy trang, nhưng thật sự mình không sao hiểu được nó hiệu quả thế nào khi mình phải mất những 3 bơm, rất nhiều nước và thời gian.
  • Vào những hôm mình không trang điểm, hoặc rửa mặt vào buổi sáng thì đây đúng là một loại SRM nhẹ dịu. Sau khi rửa xong, trên mặt có cảm giác đọng lại 1 lớp màng giữ ẩm (không phải là cảm giác nhớt nhớt khó chịu nha), da thật sự không khô, không bị kích ứng.

Giá cả: -
  • €41.13 cho 200ml
  • Lúc đầu mình nghĩ là không quá mắc, vì đối với những SRM như Estee Lauder hay Clinique thì tốc độ dùng của mình là 10ml/tháng. Nhưng hóa ra đối với những SRM khác thì mỗi lần chỉ cần lấy 1 lượng cỡ hạt đậu hoặc hạt bắp là được. Em Guerlain này cần những 3 lần bơm, nên siêu hao luôn

Bao bì: +/-
  • Bao bì gồm 1 hộp giấy màu xanh dương khá sang trọng và 1 chai SRM vỏ nhựa màu trắng nắp vàng. Chai nhựa thiết kế cục mịch, thiếu tinh tế so với tầm vóc Guerlain.
  • Vòi bơm rất ngắn, khoảng cách giữa vòi và thân lại hẹp, không đủ để đưa tay vào hứng sản phẩm. Khi bơm phải đưa 1 tay hứng, 1 tay cầm chai nghiêng mạnh, nếu không sản phẩm sẽ bị dây ra.
  • Vòi có thể xoay để khóa lại, cộng thêm nắp chai nữa là 2 lớp khóa, có thể yên tâm bỏ vào hành lý khi đi du lịch mà không sợ đổ.

Mùi hương: +
  • Rất nhẹ nhàng và dễ chịu

Tiếp cận: +
  • So với các định dạng khác thì milk có vẻ là định dạng phổ biến nhất

Kết luận: +/-
  • Secret de Pureté Cleansing Milk như một học sinh lễ phép và đáng yêu, nhưng thỉnh thoảng khi giáo viên kiểm tra bài lại phát hiện em chưa hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Mình vẫn tiếp tục sử dụng vì đã lỡ mua rồi, nhưng sẽ không mua thêm.

Recommendation: Thích hợp cho những bạn da khôít trang điểm. Review của mình có hơi hướng chê nhiều hơn khen, nhưng mình thật sự rất thích dùng em nó khi không trang điểm vì nó rất dịu dàng và giữ da ẩm hơn bất cứ SRM nào mình từng dùng.