Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Cosmetic Ingredients for Dummies (Cách dễ nhất để biết thành phần có hại cho da)

Gần đây ngoài tìm hiểu về công dụng của một sản phẩm, nhiều bạn còn chú ý đến thành phần của nó. Đây là một điều đáng mừng khi chúng ta chủ động bảo vệ mình, thay vì cứ tin vào lời quảng cáo hoặc kiểm duyệt thị trường. Có cả ngàn thành phần đã bị cấm bởi Liên minh châu Âu nhưng vẫn tồn tại trongcác sản phẩm làm đẹp ở thị trường Mỹ. Ngoài ra, không phải làn da nào cũng giống làn da nào, có thể da bạn sẽ dễ bị kích ứng, hoặc dễ bị mụn hơn khi gặp phải một chất nào đó.

Nhiều beauty bloggers cũng đã kết hợp việc phân tích thành phần trong bài reviews. Mình rất nể những bạn như thế vì mình vốn dốt Hóa nên sẽ mất nhiều thời gian tìm hiểu mới phân tích được như các bạn. Thật lòng mà nói thì mình dốt Hóa đến mức mỗi khi đọc blog nào đến đoạn phân tích, mình sẽ kéo lướt qua luôn chứ không đọc vì cứ thấy lùng bùng choáng váng T_T

Nếu như bạn cũng như mình, nghĩa là không hiểu hoặc không thích tìm hiểu tất tần tật về một thành phần nào đó, mà chỉ cần 1 câu trả lời ngắn gọn yes or no cho câu hỏi “Thành phần này có hại da không?”, thì mình xin giới thiệu với bạn 2 cách đơn giản nhất và nhanh nhất để hiểu thành phần của một sản phẩm.
---------------------------------

GoodGuide (goodguide.com)
Với hơn 200000 sản phẩm trong kho dữ liệu, GoodGuide cho phép bạn tra cứu không chỉ về các sản phẩm làm đẹp, mà cả thức ăn và sản phẩm gia dụng. Đặc biệt, GoodGuide có hẳn một chuyên mục về các sản phẩm cho em bé. Ngoài giao diện trang web xinh xắn dễ nhìn, GoodGuide còn có app cho smartphones nữa.
Sau đây mình sẽ thử scan một sản phẩm vào trang web nhé. Mình nhập tên sản phẩm vào thanh tìm kiếm, và được trang thông tin như hình. 

Ở phần trên cùng của trang thông tin, mình thấy GoodGuide score của sản phẩm là 3.9/10 (điểm càng thấp càng không tốt). Số điểm đó dựa trên 3 tiêu chí đánh giá sau:
- Health (Tác hại của các thành phần lên sức khỏe): điểm thấp nghĩa là sản phẩm này chứa nhiều thành phần không tốt.
- Environment (Chính sách và việc sản xuất của công ty có làm hại môi trường không): điểm cao nghĩa là công ty này có trách nhiệm với môi trường.
- Society (Chính sách và việc sản xuất của công ty có làm hại xã hội không, bao gồm cách họ đối xử với nhân viên, khách hàng, và cộng đồng nói chung): điểm cao nghĩa là công ty này có trách nhiệm với xã hội.  

Kéo xuống nữa, mình thấy 3 cột thông tin:

- Cột bên trái Purchase gợi ý những nơi bạn có thể mua sản phẩm
- Cột ở giữa Ingredients là danh sách chi tiết thành phần của sản phẩm, với các ký hiệu cho biết nó có hại hay không. (Danh sách rất dài, trong hình mình chỉ cắt 1 khúc nhỏ minh họa thôi)
Không có ký hiệu gì: Không nguy hiểm
H: Mức độ nguy hiểm cho sức khỏe cao
M: Mức độ nguy hiểm cho sức khỏe trung bình
L: Mức độ nguy hiểm cho sức khỏe thấp
? : Đang tranh cãi, chưa có kết luận chính thức
: Tùy trường hợp
- Cột bên phải Alternative Products gợi ý những sản phẩm thay thế với chức năng tương tự nhưng có điểm cao hơn.

Thật là dễ hiểu và chu đáo đúng không? Vừa phân tích thành phần, vừa gợi ý sản phẩm thay thế. Tuy nhiên, công ty quản lý GoodGuide là 1 công ty Mỹ ,nên trong dữ liệu có rất ít sản phẩm châu Á. Đây là lý do mình giới thiệu thêm một trang web nữa, tuy giao diện không bắt mắt bằng GoodGuide, nhưng có nhiều chức năng hay ho hơn.
---------------------------------

CosDNA (cosdna.com)
Công ty quản lý CosDNA nằm ở Đài Loan, nên trong dữ liệu có rất nhiều sản phẩm châu Á, ví dụ như Skin Food, Innisfree, Tony Moly, Holika Holika. Cũng như trang web trên, bạn có thể nhập tên sản phẩm vào thanh tìm kiếm. 
Điều cool nhất là cho dù sản phẩm bạn cần tìm không có trong hệ thống đi nữa, bạn vẫn có thể tự nhập thành phần (copy & paste) vào công cụ Analyze Cosmetics và trang web sẽ phân tích từng thành phần cho bạn.

Trong bảng thông tin, bạn sẽ thấy những cột sau:
- Function: chức năng của thành phần này trong sản phẩm, ví dụ như chất bảo quản, chất tạo mùi hương, chất cân bằng độ pH,…
- AcneIrritant: khả năng gây mụn và kích ứng da, dao động từ 0 đến 5, càng thấp càng tốt (ít khả năng xảy ra kích ứng)
- Safety: độ an toàn của thành phần khi sử dụng lâu dài, có 5 mức độ, màu xanh lá là ít nguy hiểm, màu vàng trung bình, và màu đỏ là mức độ nguy hiểm cao.
Ví dụ trong hình bên dưới: chất Lauric Acid tuy dễ gây kích ứng và gây mụn cho da nhạy cảm, nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài.

---------------------------------

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chủ động kiểm tra thành phần của những sản phẩm mà bạn có ý định mua, nhất là những bạn có làn da dễ kích ứng thì đề phòng vẫn hơn nha ^^ 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét